Gửi bởi: Anh Ba Lượt xem: 337
Xây nhà là việc trọng đại, tốn kém và vất vả. Chính vì thế nhiều người rất lo lắng khi lần đầu tiên làm nhà, không biết phải chuẩn bị những gì và bắt đầu từ đâu. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây sẽ “bật mí” cho bạn 10 bước để xây dựng nhà ở đã được rất nhiều người áp dụng thành công.
Bước 1: xác định nhu cầu sử dụng nhà ở
Nếu
xây nhà để ở riêng một mình thì bạn có thể thiết kế các khu vực chức năng theo
ý muốn, sao cho phù hợp với bản thân là được. Còn nếu có thêm những người khác
cùng sinh sống trong căn nhà, bạn cần thống kê các thông tin sau:
– Ngôi nhà được xây dựng với mục đích gì, để ở,
kinh doanh, kết hợp để ở và kinh doanh hay cho thuê.
– Tổng số thành viên sẽ sinh sống cố định trong
căn nhà, độ tuổi/nghề nghiệp/tình trạng sức khỏe của từng người.
– Những người thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại
nhà thời gian ngắn (ngày, tuần).
– Những người sẽ ở lại nhà trong thời gian dài
(tháng).
Việc nắm bắt rõ các
thông tin trên sẽ giúp bạn biết được nên sắp xếp, phân chia các khu vực chức
năng như thế nào cho hợp lý, thuận tiện. Các khu vực chức năng bao gồm: phòng
khách, phòng ngủ, phòng tắm, phòng bếp, nhà vệ sinh…
Bước 2: xác định quy mô xây dựng nhà ở
Sau
bước 1, bạn sẽ biết được tổng số lượng người sẽ lưu trú trong căn nhà. Từ đó, bạn
sẽ xác định được căn nhà cần có những khu vực chức năng nào, số lượng các khu vực
chức năng, số tầng, tổng diện tích sàn….
Tiếp
đến, bạn cần tìm hiểu các quy định về xây dựng nhà ở theo khu vực của nhà nước
về:
– Chiều cao tối đa được phép xây dựng
– Số tầng tối đa được phép xây dựng
– Diện tích tối đa được phép xây dựng
Bước 3: dự tính tổng chi phí xây dựng nhà ở
Để
dự trù được kinh phí xây dựng nhà ở, trước hết, bạn cần hiểu rõ chi phí xây dựng
nhà ở bao gồm những gì.
– Nếu bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có căn nhà
cũ thì phải tốn thêm chi phí phá dỡ nhà và san lấp mặt bằng.
– Nếu bạn xây nhà trên nền đất yếu thì phải tốn
thêm chi phí gia cố móng để đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà.
– Chi phí cấp phép xây dựng phụ thuộc vào diện
tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng.
– Chi phí xây dựng cơ bản
được tính bằng: chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện +
chi phí nhân công + giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu.
– Chi phí mua sắm vật tư thiết bị tùy thuộc vào
quy mô xây dựng và nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng. Đây là hạng mục tiêu tốn
chi phí khá lớn.
– Chi phí thiết kế phụ thuộc vào kiểu nhà bạn muốn
xây, đơn giản hay phức tạp, theo mẫu có sẵn hay ý tưởng cá nhân.
– Trên thực tế, dù có tính toán kỹ càng đến đâu
thì trong quá trình thi công xây dựng vẫn sẽ có thêm các chi phí phát sinh. Vì
thế, bạn nên chuẩn bị thêm 10% tổng các chi phí ở trên.
Bước 4: tìm hiểu về phong thủy nhà đất
Khi
xây nhà, yếu tố phong thủy là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến vận mệnh của
gia chủ và các thành viên sống trong ngôi nhà. Với sự phát triển mạnh mẽ của
internet, bạn có thể tìm hiểu các kiến thức về phong thủy một cách dễ dàng.
Về
phong thủy nhà ở, bạn nên chú trọng đến những vấn đề sau: hướng xây nhà hợp mệnh,
năm xây nhà hợp tuổi, thế đất đẹp trong phong thủy, kiêng kỵ về hình dáng của
ngôi nhà, ngày giờ phá dỡ nhà/động thổ/cất nóc/nhập trạch…
Bước 5: tìm kiếm đơn vị thiết kế
Trước
khi gặp kiến trúc sư, bạn phải:
– Định hình được ngôi nhà mình muốn xây có phong
cách như thế nào? Hiện đại, truyền thống, tân cổ điển, đơn giản hay sang trọng…
– Ngôi nhà có hướng như thế nào? Màu sắc chủ đạo
của ngôi nhà ra sao? Bao nhiêu lầu/tầng? Bao nhiêu phòng?
– Bản thân và các thành viên trong gia đình có sở
thích như thế nào với các phòng chức năng (phòng ngủ, nhà bếp…)
– Ngôi nhà muốn xây có sân vườn, tầng thượng, ban
công, bể bơi, giếng trời… không?
– Quy định về xây dựng nhà ở (chiều cao, số tầng…)
tại địa phương.
Việc định hình ngôi nhà
muốn xây một cách rõ ràng, chi tiết sẽ giúp bạn có thể truyền tải hết những gì
mình mong muốn với kiến trúc sư. Kiến trúc sư sẽ kết hợp với khả năng và kinh
nghiệm của mình để đưa ra cho bạn những phương án thiết kế phù hợp nhất, tốt nhất
về mặt thẩm mỹ lẫn kỹ thuật.
Bước 6: xin giấy phép xây dựng
Trước
khi tiến hành xây dựng nhà ở, bạn phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng,
bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu. Bạn
có thể tham khảo trên internet và in ra hoặc có thể đến cơ quan chức năng xin mẫu.
– Bản sao xác thực chứng minh quyền sở hữu đất ở
(sổ đỏ).
– Bản sao bản thiết kế xây dựng.
– Nếu là công trình xây dựng liền kề thì phải có
thêm bản cam kết đảm bảo an toàn xây dựng đối với công trình kế bên.
Thông
thường, bạn sẽ nhận được giấy phép xây dựng sau 15 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.
Bước 7: lựa chọn nhà thầu thi công
Nhìn
chung, có 3 cách thuê nhà thầu là:
– Chỉ thuê nhân công
– Khoán một phần cho nhà thầu
– Khoán toàn bộ gói thầu
Nếu
bạn lần đầu làm nhà thì phương án tốt nhất là khoán toàn bộ cho nhà thầu. Mặc
dù sẽ tốn kém thêm một ít chi phí nhưng việc thi công xây dựng nhà ở sẽ dễ dàng
hơn nhiều.
Điều
quan trọng là bạn phải tìm được nhà thầu thi công uy tín, có giấy phép kinh doanh.
Bạn có thể kiểm tra độ uy tín của nhà thầu bằng cách tìm hiểu chất lượng của
các công trình họ đã thi công.
Khi
đã chọn được nhà thầu thi công, bạn nên để nhà thầu chốt phương án thi công khả
thi trên bản thiết kế đã chốt với kiến trúc sư. Tránh trường hợp thi công bị
sai với thiết kế ban đầu hoặc bị chậm trễ về tiến độ xây dựng.
Bước 8: làm hợp đồng với nhà thầu thi công
– Mặc dù việc phát sinh trong quá trình xây dựng
nhà ở là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chi phí phát sinh của các nhà thầu
thường rất cao, bất hợp lý.
– Ngoài ra, vì bạn mới lần đầu làm nhà nên một số
nhà thầu có thể làm khó bạn bằng cách thi công chậm tiến độ, sai thiết kế, sử dụng
vật tư kém chất lượng, sử dụng nhân công có tay nghề kém…
– Việc lập hợp đồng ràng buộc giữa hai bên sẽ khiến
nhà thầu có trách nhiệm trong việc thi công xây dựng nhà ở đúng theo những gì
đã cam kết.
Bước
9: tìm đơn vị/người giám sát thi công
Nếu
không có người giám sát công trình, rất có thể sẽ xảy ra nhiều sự việc
như:
– Nhân công hoặc người bên ngoài lấy trộm vật liệu,
tiền bạc.
– Nhân công làm ẩu cho nhanh xong hoặc kéo dài thời
gian hoàn thành nhà ở.
– Nhà thầu thi công xây dựng sai phạm so với bản
thiết kế đã thống nhất từ trước.
Vì
thế, bạn có thể cân nhắc thuê đơn vị giám sát công trình uy tín tại địa phương.
Hoặc nhờ vả người thân quen có kiến thức về xây dựng và chịu khó ở tại hiện trường
thi công. Người giám sát sẽ có trách nhiệm là báo cáo tình hình thi công lại
cho bạn, đặc biệt là những điều chỉnh về thiết kế.
Bước 10: làm quen với hàng xóm xung quanh
Có
nhiều người mới lần đầu làm nhà vì có quá nhiều vấn đề phải giải quyết mà quên
mất đến hàng xóm xung quanh. Tuy nhiên, trước khi xây nhà, bạn nên sang nói
chuyện với hàng xóm xung quanh. Nguyên nhân là bởi:
– Việc bạn xây nhà có thể gây phiền toái cho hàng
xóm xung quanh. Ví dụ như: tiếng ồn của máy móc và nhân công, vật liệu đổ đống
bên đường gây khó khăn trong việc đi lại…
– Công trình xây dựng của bạn có thể gây hỏng hóc
cho nhà hàng xóm. Ví dụ như: tường bị nứt, nền nhà bị sụt lún… tốt nhất, trước
khi xây dựng bạn nên kiểm tra vấn đề này thật kỹ và chụp hình lại để làm bằng
chứng nếu xảy ra tranh chấp.
– Hướng nhà bạn xây có thể ảnh hưởng đến lối đi
hoặc phong thủy nhà ở của hàng xóm. Vì thế, bạn nên trao đổi rõ với họ trước
khi tiến hành xây nhà.
– Trong quá trình xây dựng, bạn có thể phải nhờ vả
đến hàng xóm trong việc cất giữ vật liệu xây dựng, dùng nhờ điện nước…
Chính vì thế, bạn nên mang một ít bánh quà qua thăm hỏi hàng xóm để mọi việc trở nên thuận lợi hơn. Sau này, khi ngôi nhà hoàn thiện, gia đình bạn dọn vào sống thì cũng dễ dàng hòa nhập với mọi người trong khu phố/xóm hơn.
Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà lần đầu
trên đây sẽ giúp các gia chủ xây nhà trở nên đầy kinh nghiệm và vững vàng hơn…
một ngôi nhà đẹp luôn bắt đầu từ một sự chuẩn bị tốt và kinh nghiệm xây nhà lần
đầu này sẽ giúp bạn!
Gửi bởi: Anh Ba Ngày: 27/09/2023 337
10 kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà người xây nên biết
Xây nhà là việc trọng đại, tốn kém và vất vả. Chính vì thế nhiều người rất lo lắng khi lần đầu tiên làm nhà, không biết phải chuẩn bị những gì và bắt đầu từ đâu. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây sẽ “bật mí” cho bạn 10 bước để xây dựng nhà ở đã được rất nhiều người áp dụng thành công.
Bước 1: xác định nhu cầu sử dụng nhà ở
Nếu
xây nhà để ở riêng một mình thì bạn có thể thiết kế các khu vực chức năng theo
ý muốn, sao cho phù hợp với bản thân là được. Còn nếu có thêm những người khác
cùng sinh sống trong căn nhà, bạn cần thống kê các thông tin sau:
– Ngôi nhà được xây dựng với mục đích gì, để ở,
kinh doanh, kết hợp để ở và kinh doanh hay cho thuê.
– Tổng số thành viên sẽ sinh sống cố định trong
căn nhà, độ tuổi/nghề nghiệp/tình trạng sức khỏe của từng người.
– Những người thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại
nhà thời gian ngắn (ngày, tuần).
– Những người sẽ ở lại nhà trong thời gian dài
(tháng).
Việc nắm bắt rõ các
thông tin trên sẽ giúp bạn biết được nên sắp xếp, phân chia các khu vực chức
năng như thế nào cho hợp lý, thuận tiện. Các khu vực chức năng bao gồm: phòng
khách, phòng ngủ, phòng tắm, phòng bếp, nhà vệ sinh…
Bước 2: xác định quy mô xây dựng nhà ở
Sau
bước 1, bạn sẽ biết được tổng số lượng người sẽ lưu trú trong căn nhà. Từ đó, bạn
sẽ xác định được căn nhà cần có những khu vực chức năng nào, số lượng các khu vực
chức năng, số tầng, tổng diện tích sàn….
Tiếp
đến, bạn cần tìm hiểu các quy định về xây dựng nhà ở theo khu vực của nhà nước
về:
– Chiều cao tối đa được phép xây dựng
– Số tầng tối đa được phép xây dựng
– Diện tích tối đa được phép xây dựng
Bước 3: dự tính tổng chi phí xây dựng nhà ở
Để
dự trù được kinh phí xây dựng nhà ở, trước hết, bạn cần hiểu rõ chi phí xây dựng
nhà ở bao gồm những gì.
– Nếu bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có căn nhà
cũ thì phải tốn thêm chi phí phá dỡ nhà và san lấp mặt bằng.
– Nếu bạn xây nhà trên nền đất yếu thì phải tốn
thêm chi phí gia cố móng để đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà.
– Chi phí cấp phép xây dựng phụ thuộc vào diện
tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng.
– Chi phí xây dựng cơ bản
được tính bằng: chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện +
chi phí nhân công + giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu.
– Chi phí mua sắm vật tư thiết bị tùy thuộc vào
quy mô xây dựng và nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng. Đây là hạng mục tiêu tốn
chi phí khá lớn.
– Chi phí thiết kế phụ thuộc vào kiểu nhà bạn muốn
xây, đơn giản hay phức tạp, theo mẫu có sẵn hay ý tưởng cá nhân.
– Trên thực tế, dù có tính toán kỹ càng đến đâu
thì trong quá trình thi công xây dựng vẫn sẽ có thêm các chi phí phát sinh. Vì
thế, bạn nên chuẩn bị thêm 10% tổng các chi phí ở trên.
Bước 4: tìm hiểu về phong thủy nhà đất
Khi
xây nhà, yếu tố phong thủy là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến vận mệnh của
gia chủ và các thành viên sống trong ngôi nhà. Với sự phát triển mạnh mẽ của
internet, bạn có thể tìm hiểu các kiến thức về phong thủy một cách dễ dàng.
Về
phong thủy nhà ở, bạn nên chú trọng đến những vấn đề sau: hướng xây nhà hợp mệnh,
năm xây nhà hợp tuổi, thế đất đẹp trong phong thủy, kiêng kỵ về hình dáng của
ngôi nhà, ngày giờ phá dỡ nhà/động thổ/cất nóc/nhập trạch…
Bước 5: tìm kiếm đơn vị thiết kế
Trước
khi gặp kiến trúc sư, bạn phải:
– Định hình được ngôi nhà mình muốn xây có phong
cách như thế nào? Hiện đại, truyền thống, tân cổ điển, đơn giản hay sang trọng…
– Ngôi nhà có hướng như thế nào? Màu sắc chủ đạo
của ngôi nhà ra sao? Bao nhiêu lầu/tầng? Bao nhiêu phòng?
– Bản thân và các thành viên trong gia đình có sở
thích như thế nào với các phòng chức năng (phòng ngủ, nhà bếp…)
– Ngôi nhà muốn xây có sân vườn, tầng thượng, ban
công, bể bơi, giếng trời… không?
– Quy định về xây dựng nhà ở (chiều cao, số tầng…)
tại địa phương.
Việc định hình ngôi nhà
muốn xây một cách rõ ràng, chi tiết sẽ giúp bạn có thể truyền tải hết những gì
mình mong muốn với kiến trúc sư. Kiến trúc sư sẽ kết hợp với khả năng và kinh
nghiệm của mình để đưa ra cho bạn những phương án thiết kế phù hợp nhất, tốt nhất
về mặt thẩm mỹ lẫn kỹ thuật.
Bước 6: xin giấy phép xây dựng
Trước
khi tiến hành xây dựng nhà ở, bạn phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng,
bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu. Bạn
có thể tham khảo trên internet và in ra hoặc có thể đến cơ quan chức năng xin mẫu.
– Bản sao xác thực chứng minh quyền sở hữu đất ở
(sổ đỏ).
– Bản sao bản thiết kế xây dựng.
– Nếu là công trình xây dựng liền kề thì phải có
thêm bản cam kết đảm bảo an toàn xây dựng đối với công trình kế bên.
Thông
thường, bạn sẽ nhận được giấy phép xây dựng sau 15 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.
Bước 7: lựa chọn nhà thầu thi công
Nhìn
chung, có 3 cách thuê nhà thầu là:
– Chỉ thuê nhân công
– Khoán một phần cho nhà thầu
– Khoán toàn bộ gói thầu
Nếu
bạn lần đầu làm nhà thì phương án tốt nhất là khoán toàn bộ cho nhà thầu. Mặc
dù sẽ tốn kém thêm một ít chi phí nhưng việc thi công xây dựng nhà ở sẽ dễ dàng
hơn nhiều.
Điều
quan trọng là bạn phải tìm được nhà thầu thi công uy tín, có giấy phép kinh doanh.
Bạn có thể kiểm tra độ uy tín của nhà thầu bằng cách tìm hiểu chất lượng của
các công trình họ đã thi công.
Khi
đã chọn được nhà thầu thi công, bạn nên để nhà thầu chốt phương án thi công khả
thi trên bản thiết kế đã chốt với kiến trúc sư. Tránh trường hợp thi công bị
sai với thiết kế ban đầu hoặc bị chậm trễ về tiến độ xây dựng.
Bước 8: làm hợp đồng với nhà thầu thi công
– Mặc dù việc phát sinh trong quá trình xây dựng
nhà ở là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chi phí phát sinh của các nhà thầu
thường rất cao, bất hợp lý.
– Ngoài ra, vì bạn mới lần đầu làm nhà nên một số
nhà thầu có thể làm khó bạn bằng cách thi công chậm tiến độ, sai thiết kế, sử dụng
vật tư kém chất lượng, sử dụng nhân công có tay nghề kém…
– Việc lập hợp đồng ràng buộc giữa hai bên sẽ khiến
nhà thầu có trách nhiệm trong việc thi công xây dựng nhà ở đúng theo những gì
đã cam kết.
Bước
9: tìm đơn vị/người giám sát thi công
Nếu
không có người giám sát công trình, rất có thể sẽ xảy ra nhiều sự việc
như:
– Nhân công hoặc người bên ngoài lấy trộm vật liệu,
tiền bạc.
– Nhân công làm ẩu cho nhanh xong hoặc kéo dài thời
gian hoàn thành nhà ở.
– Nhà thầu thi công xây dựng sai phạm so với bản
thiết kế đã thống nhất từ trước.
Vì
thế, bạn có thể cân nhắc thuê đơn vị giám sát công trình uy tín tại địa phương.
Hoặc nhờ vả người thân quen có kiến thức về xây dựng và chịu khó ở tại hiện trường
thi công. Người giám sát sẽ có trách nhiệm là báo cáo tình hình thi công lại
cho bạn, đặc biệt là những điều chỉnh về thiết kế.
Bước 10: làm quen với hàng xóm xung quanh
Có
nhiều người mới lần đầu làm nhà vì có quá nhiều vấn đề phải giải quyết mà quên
mất đến hàng xóm xung quanh. Tuy nhiên, trước khi xây nhà, bạn nên sang nói
chuyện với hàng xóm xung quanh. Nguyên nhân là bởi:
– Việc bạn xây nhà có thể gây phiền toái cho hàng
xóm xung quanh. Ví dụ như: tiếng ồn của máy móc và nhân công, vật liệu đổ đống
bên đường gây khó khăn trong việc đi lại…
– Công trình xây dựng của bạn có thể gây hỏng hóc
cho nhà hàng xóm. Ví dụ như: tường bị nứt, nền nhà bị sụt lún… tốt nhất, trước
khi xây dựng bạn nên kiểm tra vấn đề này thật kỹ và chụp hình lại để làm bằng
chứng nếu xảy ra tranh chấp.
– Hướng nhà bạn xây có thể ảnh hưởng đến lối đi
hoặc phong thủy nhà ở của hàng xóm. Vì thế, bạn nên trao đổi rõ với họ trước
khi tiến hành xây nhà.
– Trong quá trình xây dựng, bạn có thể phải nhờ vả
đến hàng xóm trong việc cất giữ vật liệu xây dựng, dùng nhờ điện nước…
Chính vì thế, bạn nên mang một ít bánh quà qua thăm hỏi hàng xóm để mọi việc trở nên thuận lợi hơn. Sau này, khi ngôi nhà hoàn thiện, gia đình bạn dọn vào sống thì cũng dễ dàng hòa nhập với mọi người trong khu phố/xóm hơn.
Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà lần đầu
trên đây sẽ giúp các gia chủ xây nhà trở nên đầy kinh nghiệm và vững vàng hơn…
một ngôi nhà đẹp luôn bắt đầu từ một sự chuẩn bị tốt và kinh nghiệm xây nhà lần
đầu này sẽ giúp bạn!
MỘT DỰ ÁN CỦA CÔNG TY VIETNAM SEARCH
GPKD & Mã số thuế: 03171 44402
Địa chỉ: 65 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.1, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 0856 10 10 10
MỘT DỰ ÁN CỦA CÔNG TY VIETNAM SEARCH
GPKD & Mã số thuế: 03171 44402
Địa chỉ: 65 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.1, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 0856 10 10 10
MỘT DỰ ÁN CỦA CÔNG TY VIETNAM SEARCH
GPKD & Mã số thuế: 03171 44402
Địa chỉ: 65 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.1, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 0856 10 10 10